CẨM NANG BẢO VỆ THỊ LỰC CHO TRẺ

Nhiều thập kỷ qua, việc chăm sóc mắt con trẻ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã được quan tâm ở những mức độ khác nhau, song do các yếu tố chủ quan và khách quan như thời tiết, bệnh dịch và thói quen sinh hoạt hàng ngày của gia đình…khiến sức khỏe và thị lực của đôi mắt trẻ bị tổn thương.Theo số liệu tổng kết cuối năm 2011 của Bệnh viện chuyên khoa Mắt HITEC, thực hiện khám miễn phí cho  hơn 4000 em học sinh tại các trường phổ thông Quận Đống Đa, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng thì thấy: tỷ lệ cận thị học đường chiếm từ 30 – 40 % số lượng học sinh, đặc biệt có nơi tỷ lệ này lên tới 80 %. Chia sẻ lỗi lo cùng các bậc cha mẹ, Bệnh viện Mắt Hitec gửi tặng cẩm nang – bí quyết bảo vệ thị lực cho trẻ.

tre-em

 I. 10 CÁCH CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ THỊ LỰC CHO TRẺ:

  1. Kiểm tra thị lực cho bé ở các thời điểm quan trọng: khi trẻ được sáu tháng tuổi, 3 tuổi, trước khi đi lớp lần đầu tiên, ít nhất mỗi năm ở độ tuổi từ 6 – 18 tuổi và kiểm tra định kỳ trong suốt quá trình phát triển.
  2. Vitamin A giúp đôi mắt khỏe. Cụ thể: 400 mcg/ngày đối với trẻ dưới 3 tuổi, 500 mcg/ngày đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi và 700-800 mcg/ngày đối với trẻ từ 7 đến 10 tuổi.
  3. Hãy chắc chắn trẻ ăn nhiều rau xanh! Ăn trái cây và rau quả có chứa các chất được gọi là lutein và zeaxanthin có thể giúp bảo vệ chống lại một số bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân gây mù hàng đầu của mắt. Trong đó, nên cho trẻ ăn nhiều bông cải xanh, cam, đậu, quả kiwi, xoài, ngô ngọt, nho, rau bina…
  4. Cho trẻ tham gia các trò chơi hoặc hoạt động có tác dụng kích thích thị lực phát triển và kích thích khả năng phối hợp mắt với các bộ phận khác.
  5. Tập cho trẻ thói quen học tập hay chơi ở những nơi có ánh sáng đầy đủ và trong “giới hạn nhìn” an toàn: từ 20 cm đến 30 cm. Đảm bảo trẻ không làm việc bằng mắt quá sức. Hãy nhắc nhở trẻ không nhìn máy tính hoặc đọc sách quá lâu có thể dẫn đến đôi mắt mệt mỏi, đỏ và đau.
  6. Khi con bạn chơi thể thao, hãy nhắc trẻ mang kính bảo hộ để không có nguy cơ chấn thương mắt nguy hiểm.
  7. Giúp con bảo vệ thị lực trong ánh mặt trời. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tiếp xúc với tia cực tím của mặt trời (UV) có thể góp phần tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và u ác tính ở mắt (ung thư mắt). Vì vậy, khi trẻ hoạt động ngoài trời cha mẹ cần cho trẻ mang kính có chất lượng tốt, nhằm tránh tác hại của tia hồng ngoại và tử ngoại (nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều).
  8. Để ý đến các triệu chứng về mắt. Nếu trẻ phàn nàn về đôi mắt mệt mỏi và triệu chứng nhức đầu thường xuyên thì cần thiết có một cuộc kiểm tra mắt với bác sỹ. Thị lực là một nguyên nhân phổ biến của đau mắt và đau đầu.
  9. Luôn chắc chắn rằng con có đủ ánh sáng khi học tập để không phải căng mắt nhìn.
  10. Thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra mắt định kỳ

II. 2 CÁCH PHÁT TRIỂN THỊ LỰC CHO TRẺ:

  1. Trong giai đoạn từ 5 tháng đến 3 tuổi: khuyến khích trẻ bò quanh giường hoặc sàn nhà để phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt. Nên kết hợp việc nói chuyện hoặc “chọc ghẹo” trẻ trong lúc bạn đi qua đi lại trong phòng nhằm khuyến khích mắt trẻ di chuyển theo hướng đi của bạn. Đưa những đồ chơi lên trước mặt trẻ để chúng tự cầm lấy và tự “khám phá”.
  2. Trong giai đoạn từ 4 tuổi trở lên, tiếp tục phát triển thị lực của trẻ bằng những hoạt động có tác dụng rèn luyện dây thần kinh vận động và kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt: chơi các trò chơi như: xếp hoặc nối các hình khối, lắp hình, xâu hạt thành chuỗi, gắn đồ vật vào bảng… Thường xuyên khuyến khích trẻ vẽ những đồ vật đơn giản xung quanh. Phát triển khả năng quan sát của trẻ bằng cách hướng dẫn chúng chơi trò nặn hình (bằng đất sét) theo một mẫu cho sẵn.

III. 4 ĐIỀU NÊN LÀM KHI MẮT TRẺ BỊ TỔN THƯƠNG:

Nếu mắt trẻ bị một loại hóa chất bắn vào mà bạn không biết nó là chất gì, có chứa kiềm hay không, hãy liên tục “rửa” mắt trẻ trong vòng ít nhất 20 phút và lập tức đưa đến trung tâm y tế để chữa trị. Trong khi vui đùa, nếu không may trẻ “thọc” tay hoặc một vật cùn nào đó vào mắt, bạn phải kiểm tra một cách cẩn thận. Nếu thấy có máu hoặc trẻ không thể mở mắt ra, phải lập tức nhờ bác sĩ can thiệp. Với những dị vật nhỏ như bụi bay vào mắt, mi quặc… không để trẻ dụi mắt mà sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mắt để rửa trôi dị vật. Nếu mắt trẻ bị đâm bởi một vật sắc bén và vẫn còn “dính” trong mắt, bạn không được dùng tay ấn vào mí mắt để rút vật đó ra. Hãy bình tĩnh giữ yên và đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay lập tức.

>>  ve sinh may lanh quan 9.

(Theo Doanh Nhân Sài Gòn cuối tuần)